Pages

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ

    Đây là một câu hỏi bắt buộc
    Đây là một câu hỏi bắt buộc
    Đây là một câu hỏi bắt buộc
    Đây là một câu hỏi bắt buộc
    Đây là một câu hỏi bắt buộc
Yêu cầu quyền truy cập chỉnh sửa

Giới thiệu Công ty

Công ty TNHH Bio – HT Việt Nam được thành lập bởi các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý môi trường và tiêu huỷ rác thải không độc hại. Với  đội ngũ cán bộ khoa học có  chuyên môn  và trình độ cao về công nghệ sinh học, Công ty hoạt động theo phương thức nghiên cứu gắn liền với nhu cầu ứng dụng vào sản xuất nông-lâm nghiệp, chăn nuôi, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức nông-lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm địa phương, nhằm đưa nhanh tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật phục vụ nông-lâm nghiệp, góp phần xây dựng nền nông-lâm nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho xã hội và từng hộ nông dân.

Chống dịch bệnh trên tôm bằng... bột bã mía

Người ứng dụng phương pháp trên là ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ông Ngoãn cho biết: “Ý tưởng  này thật ra là do một cựu kỹ sư độc lập tên Cường (không nhớ rõ họ) quê ở Bình Định, cũng là một người có nhiều năm nuôi tôm ở ĐBSCL đề xuất”.
Theo ông Ngoãn, ban đầu ông hoàn toàn không tin điều này nhưng với sự thuyết phục của kỹ sư Cường, thay vì để ao bỏ không chờ qua cơn dịch mới thả nuôi, ông đánh liều, làm thử hai ao. “Tôi đang thả nuôi vụ tôm thứ ba bằng cách hòa lẫn bột bã mía vào nước trong ao, hai vụ trước tôi nuôi tôm thẻ chân trắng thành công 100%, còn vụ này nuôi tôm sú, được hai tháng rồi, tôm phát triển rất tốt”, ông Ngoãn cho biết.
Là người trực tiếp đi khảo sát, nghiên cứu, thậm chí đã thực hiện nuôi thử nghiệm phương pháp trên, TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng Phân viện Thủy sản Minh Hải (Cà Mau), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng: “Phương pháp này có thể nói là thành công nhất hiện nay, dù không phải 100% tôm không bị bệnh nhưng tỷ lệ chết giảm”.
Theo ông Tuấn, bột bã mía thường được dùng cho trồng trọt, nó bổ sung các chất như sắt, kẽm, phốt pho... cho cây. Nhưng đồng thời, ở trong nước, bột bã mía cũng rất tốt, nó bổ sung chất khoáng cho hệ thực vật như tảo phát triển và một số chất như sắt, kẽm... cũng rất cần cho tôm, đặc biệt là tôm thẻ.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, khi ứng dụng phương pháp này, hệ vi sinh vật có lợi phát triển rất tốt, nhờ đó làm cho độ kiềm (pH) trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Chính vì vậy, người nuôi không cần phải dùng nhiều vôi, chất nâng độ pH trong nước, đặc biệt ít nhất trong hai tháng đầu, giúp làm giảm rất nhiều chi phí đầu tư.
Cụ thể, theo ông Ngoãn, sử dụng bột bã mía để nuôi tôm, chi phí đầu tư giảm khoảng 40-50%. “Chi phí giảm, thứ nhất, do không cần dùng vôi; thứ hai, do hệ tảo và vi sinh vật có lợi trong ao phát triển tốt nên không phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cũng như các sản phẩm vi sinh đậm đặc do các tập đoàn thuốc thú y sản xuất, được bán với giá đắt đỏ như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.
                                                               Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/